[BÁO GIÁ] Thiết Kế Bếp, Nội Thất Phòng Bếp, Nhà Bếp Đẹp 2020

thiết kế nội thất phòng bếp

Phòng bếp là một không gian rất quan trọng trong mỗi căn nhà. Phòng bếp không chỉ là không gian riêng tư để người phụ nữ của gia đình thể hiện tài năng nội trợ, mà còn là nơi để cả nhà quây quần bên mâm cơm ấm cúng sau một ngày dài học tập và làm việc.

Do đó, sự tiện nghi của phòng bếp trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng được nhiều gia đình quan tâm, chú trọng. Thiết kế nội thất phòng bếp dần trở thành một xu hướng được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế nội thất gia đình.

Tuy nhiên, có rất nhiều cách bố trí, thiết kế nội thất phòng bếp khiến bạn phải băn khoăn khi lựa chọn, không biết rằng phong cách nào sẽ phù hợp với gia đình mình. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp một số thắc mắc liên quan đến việc thiết kế nội thất phòng bếp.

Danh mục bài viết

I. Thiết kế nội thất phòng bếp là gì?

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư D'capitale C108 - Anh Mạnh

Thiết kế nội thất phòng bếp là một quá trình tổ chức và sắp xếp các đồ nội thất, các thiết bị nhà bếp một cách hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo tính tiện lợi trong quá trình nấu nướng cũng như sinh hoạt của cả gia đình. Khi thiết kế nội thất phòng bếp cần phải nắm rõ được những đồ nội thất, những phụ kiện, vật dụng trong nhà bếp cần phải có. Rồi từ đó phải sắp xếp chúng thật khoa học và hợp lý để tạo được một không gian nhà bếp tiện lợi mà lại đẹp.

Việc tính toán và sắp xếp các đồ đạc trong bếp phải làm thật cẩn thận và kĩ càng để không gian bếp có đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn giữ được sự thoáng đãng, rộng rãi.

II. Tại sao cần thiết kế nội thất phòng bếp?

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư Vinhomes Ocean Park - Anh Tùng

Thiết kế nội thất phòng bếp nghe thì có vẻ đơn giản nhưng sự thật lại chẳng hề đơn giản chút nào. Để thiết kế được một căn bếp tiện nghi, thoải mái mà lại có thẩm mỹ bạn sẽ có cả núi công việc phải làm. Từ lựa chọn các đồ nội thất cho bếp như tủ bếp, bàn ăn… đến các thiết bị trong nhà bếp, rồi cả xoong nồi, bát đĩa. Sau khi lựa chọn được bạn còn phải sắp xếp chúng sao cho hợp lý vào các vị trí phù hợp. Có cả núi đồ biết sắp xếp sao bây giờ?

Tủ bếp là phần nội thất cực kì quan trọng trong bếp, nếu không lựa chọn kĩ càng bạn sẽ gặp rất nhiều với vấn đề tủ bếp. Tủ bếp không tốt dùng được một thời gian gặp các vấn đề trục trặc, phải thay phải sửa vừa tốn kém tiền của vừa mất thời gian. Chưa kể đến việc đồ bạn mua về ko phù hợp với diện tích phòng bếp, đồ định đặt ở vị trí này nhưng lại quá to hoặc quá nhỏ. Tưởng tượng trong đầu thì có vẻ ok nhưng vào thực tế thì lại chẳng dễ dàng chút nào.

Phòng bếp là không gian sinh hoạt được sử dụng rất nhiều của mọi thành viên trong gia đình. Một căn bếp lộn xộn, không khoa học thì làm sao gia đình bạn có thể sinh hoạt thoải mái được?

Chính vì vậy mà thiết kế nội thất phòng bếp là một điều rất cần thiết và quan trọng, đặc biệt là đối với những căn hộ chung cư. Vì phòng bếp ở chung cư sẽ không thể có diện tích rộng được bằng phòng bếp ở nhà đất hoặc biệt thự nên càng cần phải thiết kế. Một bản thiết kế nội thất phòng bếp khoa học sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, thời gian và cả công sức.

Khi thiết kế nhà bếp bạn chỉ cần nói ý tưởng và mong muốn của mình các kiến trúc sư sẽ giúp bạn hiện thực bằng 1 bản vẽ cụ thể và chi tiết. Sau đó bạn chỉ cần dựa theo bản vẽ đó để mua sắm, sắp xếp đồ đạc, thậm chí bạn hoàn toàn có thể thuê thi công luôn.

Thiết kế nội thất phòng bếp giúp bạn có một không gian nấu nướng, sinh hoạt khoa học, tiện lợi và có thẩm mỹ. Tất cả những công việc đau đầu sẽ có người giải quyết giúp bạn. Vậy nên, khi có ý định xây nhà, hay mua nhà thì bạn nên nghĩ đến việc thiết kế nội thất phòng bếp.

III. Ảnh công trình

 


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC SkyCity Tower 2515 – Chị Trang

 

Căn bếp nhà chị Trang thiết kế theo phong cách hiện đại được chia thành 2 khu vực: bếp nấu và bàn

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC Vinhomes Ocean Park – Anh Tùng

 

Không gian bếp là nơi giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, là chốn bình yên níu chân các thành viên. Hãy

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC D’capitale C121 – Chị Nguyên

 

Không phải ngẫu nhiên mà phong cách hiện đại lại đang là một trong những phong cách rất được gia chủ ưa

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC The Emerald E410 – Anh Yoo Sung Jin

 

Căn bếp nhà anh Yoo Sung Jin được chia thành khu vực bàn ăn và khu vực bếp nấu. Từng khu vực

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC Amber Riverside 622 Minh Khai – Anh Hiển

 

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư Amber Riverside của gia đình anh Hiển sẽ mang đến cho bạn cảm nhận

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC Vimeco CH1A – Chị Hiền

 

Căn bếp luôn là nơi giữ lửa của một gia đình, giúp cho tình cảm của các thành viên thêm ấm áp

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC Vinaconex 29T1 tầng 17 – Anh Bảo

 

Nhiều người vẫn thường nói, phòng bếp chính là trái tim của căn hộ, là nơi giữ lửa cho hạnh phúc gia

Read More


Phòng bếp


Thiết kế nội thất phòng bếp CC D’capitale C108 – Anh Mạnh

 

Phòng bếp là nơi gia đình được gắn kết, giúp cho tình cảm gia đình thêm ấm áp và gần gũi hơn.

Read More

 

Page [tcb_pagination_current_page] of [tcb_pagination_total_pages]





First





Previous





Next





Last

IV. Đơn giá thiết kế bếp

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư Times City Park 3 anh Tiền 1

Ngoài uy tín và chất lượng của đơn vị thiết kế và thi công nội thất thì đơn giá thiết kế cũng là một vấn đề quan trọng hàng đầu mà khách hàng quan tâm khi có nhu cầu thiết kế nội thất phòng bếp. Đơn giá thiết kế đóng vai trò như một chất xúc tác mạnh đến hành động quyết định chọn đơn vị nào để thuê thiết kế của khách hàng.

Đơn giá thiết kế gần như sẽ phản ánh trình độ của đơn vị, kinh nghiệm của các kiến trúc sư và cả chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được khi chọn hợp tác với đơn vị. Theo khảo sát trên thị trường thì đa phần mỗi đơn vị sẽ có những mức giá khác nhau để thu hút khác hàng. Tuy nhiên, mặt bằng chung của đơn giá thiết kế bếp thường dao động trong khoảng từ 150.000 – 300.000đ/m2.

Sau khi tham khảo, nghe tư vấn nếu bạn thấy ưng ý một công ty thiết kế nội thất và có ý định hợp tác thì bạn hãy để ý đến đơn giá thiết kế của đơn vị đó. Hãy đảm bảo rằng đơn giá đó là phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình bạn.

Nói vậy không có nghĩa là điều kiện kinh tế ít thì bạn sẽ lựa chọn những đơn vị thiết kế có đơn giá rẻ. Những đơn vị có đơn giá thiết kế quá rẻ thì bạn không nên chọn, không nên ham rẻ để rồi chọn phải đơn vị có chất lượng và uy tín thấp.

Nếu tại thời điểm bạn muốn thiết kế nội thất phòng bếp nhưng kinh tế của gia đình bạn không đủ để chi trả cho đơn giá thiết kế thì bạn có thể huy động thêm các nguồn lực tài chính từ gia đình, bạn bè và người thân hoặc là chờ thêm một thời gian nữa để tiết kiệm thêm.

V. Mẫu phòng bếp

1. Mẫu phòng bếp hiện đại

mẫu phòng bếp hiện đại

Phòng bếp hiện đại với đầy đủ ánh sáng tự nhiên

mẫu phòng bếp hiện đại

Mẫu phòng bếp hiện đại sang trọng thiết kế gỗ công nghiệp

mẫu phòng bếp hiện đại

Gian bếp hiện đại, tủ bếp được phủ acrylic bóng gương

mẫu phòng bếp hiện đại

Mẫu phòng bếp hiện đại mang phong cách thiết kế châu Âu

2. Mẫu phòng bếp đơn giản

mẫu phòng bếp đơn giản

Mẫu phòng bếp đơn giản với tone màu xanh chủ đạo

mẫu phòng bếp đơn giản

Mẫu phòng bếp đơn giản với 2 tone màu trắng đen tương phản

3. Mẫu phòng bếp nhỏ đẹp

mẫu phòng bếp nhỏ đẹp

Mẫu phòng bếp nhỏ đẹp decor với gam màu pastel

mẫu phòng bếp nhỏ đẹp

Mẫu phòng bếp nhỏ đẹp và ấm cúng

mẫu phòng bếp nhỏ đẹp

Mẫu phòng bếp với căn hộ có diện tích nhỏ

4. Mẫu phòng bếp liền phòng khách

mẫu phòng bếp liền phòng khách

Phòng bếp liền phòng khách và được thiết kế đẩy cao hơn sàn phòng khách

mẫu phòng bếp liền phòng khách

Không gian bếp & khách liền nhau là nơi thư giãn của cả gia đình

5. Mẫu phòng bếp nhà ống

mẫu phòng bếp nhà ống

Mẫu phòng bếp nhà ống có trẻ con

mẫu phòng bếp nhà ống

Mẫu phòng bếp nhà ống với bàn đảo

6. Mẫu phòng bếp nhà cấp 4

mẫu phòng bếp nhà cấp 4

Mẫu phòng bếp với đầy đủ tiện ích từ bàn ăn đến kệ bếp và tủ bếp

mẫu phòng bếp nhà cấp 4

Mẫu phòng bếp nhà cấp 4 hình chữ U

mẫu phòng bếp nhà cấp 4

Mẫu phòng bếp nhà cấp 4 tận dụng triệt để không gian hẹp

7. Mẫu phòng bếp chung cư

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư SkyCity Tower 2515 Chị Trang 1

Thiết kế phòng bếp chung cư SkyCity Tower – Chị Trang

Thiết kế nội thất phòng khách chung cư Sunshine Garden G129 Anh Tùng 4

Thiết kế phòng bếp chung cư Sunshine Garden – Anh Tùng

Thiết kế nội thất phòng khách chung cư Skylake S128 - Cô Nguyệt

Thiết kế phòng bếp chung cư Skylake – Cô Nguyệt

Thiết kế nội thất phòng khách chung cư GreenBay G208 Chị Hạnh 6

Thiết kế phòng bếp chung cư GreenBay – Chị Hạnh

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư amber riverside 622 minh khai anh hiển 2

Thiết kế phòng bếp chung cư Amber Riverside – Anh Hiển

VI. Quy trình thiết kế nội thất bếp

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư Royal City 0818 - Anh Thiện 1

1. Trao đổi ý tưởng thiết kế với khách hàng

Sau khi nhận được yêu cầu cần tư vấn của khách hàng về nhu cầu thiết kế nội thất phòng bếp, kiến trúc sư sẽ gặp trực tiếp để trao đổi với khách hàng những thông tin cần thiết:

– Tìm hiểu các thông tin cá nhân của khách hàng về nhu cầu thiết kế, sở thích, độ tuổi, gu thẩm mỹ của khách hàng, phong cách thiết kế muốn theo đuổi, …

– Tìm hiểu thông tin về nhà bếp: diện tích, mục đích sử dụng (cho thuê hay để ở), người thường sử dụng bếp nhiều, …

– Ngân sách khách hàng dự trù

Sau khi lắng nghe mong muốn của khách hàng, đơn vị và khách hàng sẽ thảo luận vào thống nhất các nội dung: phong cách thiết kế, yêu cầu về đồ nội thất bếp, chi phí thiết kế dự toán.

2. Khảo sát thực tế công trình

Sau khi thống nhất được những nội dung cơ bản trên với khách hàng, các kiến trúc sư sẽ tới trực tiếp căn hộ để khảo sát, đo đạc diện tích thực tế để nắm chắc được thông tin về căn bếp nhằm phục vụ cho khâu thiết kế phía sau.

– Đo đạc diện tích thực tế của phòng bếp, vị trí đường điện, đường nước có sẵn, …

– Vẽ lại chính xác không gian phòng bếp, vị trí của các đầu chờ thiết bị, …

3. Ký kết hợp đồng thiết kế

Khi đơn vị đã hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, khách hàng đồng ý thì 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế. Trong hợp đồng, phải đảm bảo ghi rõ được một số nội dung:

– Số hạng mục sẽ thiết kế

– Phong cách thiết kế tổng thể, của từng hạng mục

– Tiến độ thiết kế

– Chi phí thiết kế khách hàng phải trả

– Tiến độ thanh toán chi phí thiết kế

– Các ưu đãi, khuyến mại khách hàng được hưởng (nếu có)

4. Tiến hành vẽ bản vẽ mặt bằng phòng bếp

Khi hợp đồng thiết kế được ký kết, các kiến trúc sư sẽ tiến hành vẽ bản vẽ mặt bằng phòng bếp. Bản vẽ phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Vẽ đúng với tỷ lệ, diện tích thật của công trình, vị trí của các đường điện, nước đã có sẵn,…

– Phân chia được không gian, vị trí bố trí đồ đạc trong bếp, phân ra thiết bị chính, thiết bị phụ theo đúng hiện trạng của công trình.

– Kèm theo đó phải lên được phương án sử dụng các loại vật liệu phù hợp với phong cách khách hàng chọn.

Ở bước này, kiến trúc sư sau thi vẽ xong sẽ liên hệ với khách hàng để giải thích và chỉnh sửa những điểm mà khách hàng chưa hài lòng.

5. Vẽ bản vẽ 3D

Bản vẽ ở bước 4 được khách hàng thống nhất và thông qua thì sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ 3D. Bản vẽ 3D sẽ giúp khách hàng hình dung được rõ nhất tổng thế thiết kế của công trình.

– Các kiến trúc sư cũng sẽ trình bày với khách hàng chi tiết phương án thiết kế để khách hàng hiểu hơn bản vẽ.

– Tiếp tục chỉnh sửa những điểm khách hàng chưa thật sự ưng ý.

6. Lập hồ sơ kỹ thuật thi công

Khi khách hàng đã chốt bản vẽ thiết kế 3D, thì đơn vị sẽ tiếp tục lập hồ sơ ký thuật thi công. Hồ sơ bao gồm:

– Kích thước chi tiết, vị trí bố trí của các đồ nội thất, các thiết bị,…

– Vật loại được sử dụng, thiết bị được lựa chọn

– Màu sắc của đồ nội thất, các thiết bị, phụ kiện,…

– Bản vẽ chi tiết của các đồ nội thất bằng gỗ, bản vẽ của đường điện, vị trí ổ cắm, …

– Bản vẽ ốp sàn hoặc trần (nếu có)

– Một số bản vẽ khác tùy thuộc vào mong muốn thiết kế của khách hàng

7. Lập bảng dự toán chi phí

Đa phần các đơn vị sẽ có bước này. Tại bước này đơn vị sẽ lập cho khách hàng một bảng dự toán chi tiết về chi phí dự kiến thiết kế nội thất phòng bếp, cùng với đó là dự toán khối lượng công việc cần hoàn thành.

Tất cả các yếu tố từ bản vẽ, cho đến các bảng biểu sẽ được đơn vị thiết kế lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh và gửi lại cho khách hàng (cả bản mềm và bản cứng).

Kết thúc quá trình thiết kế 2 bên tiến hành thanh toán và thanh lý hợp đồng thiết kế. (Tiến độ thanh toán hợp đồng thiết kế sẽ được thực hiện sau các bước phụ thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị thiết kế)

VII. Nguyên tắc thiết kế phòng bếp

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư An Bình City C2A3 114.5m2 - Anh Thiên 4

1. Lên danh sách những món ăn thường nấu

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng sự thực lại rất hợp lý. Các món ăn bạn thường hay nấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thiết kế, bố trí không gian trong bếp. Ví dụ bạn là người có sở thích nấu những món ăn cầu kỳ, hay gia đình bạn có sở thích với những món chiên thì bạn sẽ phải mua sắm nhiều máy móc, dụng cụ nấu nướng hơn, thiết bị hút mùi cũng cần được đầu tư cẩn thận hơn.

Khi bạn lên một danh sách những món ăn bạn thường nấu, thì bạn cũng sẽ dễ dàng hình dung được những vật dụng cho căn bếp mà bạn cần. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng thiết kế, bố trí bếp hợp lý hơn.

2. Nắm rõ thiết kế mặt bằng phòng bếp

Với những căn bếp đã được bố trí hệ thống điện nước thì bạn cần phải hiểu rõ bản vẽ kỹ thuật, đánh dấu lại những chỗ quan trọng để bố trí tủ bếp cũng như vị trí để các đồ điện trong phòng bếp.

Còn với những căn bếp mà bạn có thể thay đổi được vị trí của ổ cắm, vị trí của vòi nước thì bạn cần phải tính toán sao cho hợp lý, có một kế hoạch rõ ràng, một danh sách những đồ cần mua để tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo được sự khoa học.

3. Bày trí 3 điểm trong quy tắc tam giác

Trong mỗi căn bếp có 3 vị trí rất quan trọng đó là tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa. Trong quá trình nấu ăn để việc đi lại dễ dàng, tiết kiệm thời gian thì khi thiết kế bạn nên bố trí để 3 điểm này chính là 3 đỉnh của một tam giác.

Riêng khu vực để chế biến thực phẩm và nấu nướng thì cũng có một lưu ý cho bạn khi sắp xếp. Nếu bạn là người thuận tay phải thì bạn hãy bố trí các vị trí theo thứ tự sau lần lượt từ trái sang phải: bồn rửa, bàn chế biến thực phẩm, bếp nấu. Nếu bạn thuận tay trái thì hãy sắp xếp chúng ngược lại.

4. Lựa chọn đồ dùng thích hợp

Một chiếc bàn ăn có thể mở rộng để tiếp được nhiều khách hơn hoặc thu hẹp khi ít người sẽ có thể dùng để thay thế cho đảo bếp luôn. Ngược lại, với những căn bếp có không gian nhỏ, bạn có thể tận dụng chính đảo bếp để vừa làm bàn ăn vừa làm quầy bar.

5. Căn chỉnh kích thước hợp lý

Khi thiết kế bếp cần tuân thủ những quy định, chuẩn mực về chiều cao của tủ đồ, chiều cao của tủ bếp, đảo bếp hay khoảng cách vị trí giữa các chậu. Những quy định này sẽ giúp cho người sử dụng thuận tiện hơn khi nấu nướng cũng như đi lại trong bếp.

Tuy nhiên, chiều cao của mỗi người là khác nhau vì vậy cũng có thể điều chỉnh các kích thước này sao cho phù hợp hơn với tầm tay của người thường thao tác chính trong bếp, để khi lấy đồ không bị quá cao hoặc quá thấp.

6. Đảm bảo yếu tố an toàn

Để đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong gia đình thì những đồ vật được làm từ chất liệu dễ cháy, dễ bén lửa như mặt lau tay, khăn lau bát, rèm cửa cần phải đặt cách xa bếp lửa. Thảm lau chân phải là loại thảm chống trơn trượt vì sàn bếp khó tránh khỏi có nước.

Đặc biệt, nếu gia đình bạn có trẻ con thì những đồ vật sắc nhọn có khả năng làm bị thương trẻ như dao, kéo bạn nên để vào những ngăn tủ trên cao hoặc những ngăn tủ có khóa rồi khóa lại. Lò nướng và lò vi sóng là 2 thiết bị nhà bếp cần đặt ở độ cao tối thiểu là 1m để đảm bảo vượt quá tầm với của trẻ, tránh cho việc trẻ sẽ chạm vào hoặc tự ý mở các thiết bị này khi chúng còn nóng.

7. Bố trí đồ đạc phù hợp

Phòng bếp thường là nơi có rất nhiều đồ đạc, từ những thiết bị bếp lớn cho đến những lọ gia vị nhỏ nhỏ. Vì vậy để có thể sắp xếp được 1 căn bếp gọn gàng là điều không hề dễ dàng gì.

Một lời khuyên cho các chị em phụ nữ khi sắp xếp bếp là mọi người nên ghi lại một danh sách những đồ có trong bếp, sau đó phân chúng vào các ngăn tủ, các kệ khác nhau theo tiêu chí chức năng. Nhớ là những đồ hay dùng như các lọ gia vị thì đặt ở những vị trí dễ lấy nằm trong tầm tay của bạn khi nấu nướng, còn những đồ ít dùng hơn thì bạn có thể cất chúng ở những ngăn tủ cao hơn.

8. Lựa chọn vật liệu dễ vệ sinh

Bếp là nơi để nấu nướng, nên không thể tránh khỏi được việc bị bẩn. Mà những vết bẩn được tạo nên bởi dầu mỡ khi nấu nướng thì rất khó làm sạch. Vì vậy gạch ốp tường bếp thường là những loại gạch sáng màu, có bề mặt trơn bóng sẽ dễ lau chùi.

Đối với mặt bàn bếp bạn nên lựa chọn loại bàn làm từ vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cứng, chịu được lực và dễ vệ sinh. Thép không gỉ là một trong những vật liệu được ưu tiên sử dụng nhiều trong bếp.

9. Nên đầu tư cho nhà bếp chất lượng

Khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh thường là 2 nơi được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình. Chính vì thế mà khi thiết kế và lựa chọn nội thất phòng bếp bạn nên lựa chọn những đồ tốt nhất có thể cho căn bếp nhà mình.

Trước khi thiết kế, lắp đặt các thiết bị cho nhà bếp bạn nên đo đạc chính xác không gian nhà bếp để tránh mua phải những món đồ không đúng kích cỡ, tránh lãng phí tiền và thời gian.

Trong quá trình sử dụng nếu chẳng may có hỏng hóc thì việc phải thay thế, sửa chữa các thiết bị trong nhà bếp sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy bạn hãy đầu tư cho khâu thiết kế phòng bếp thật chất lượng.

10. Lựa chọn màu sắc chủ đạo

Màu sơn tường bếp cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn những màu hài hòa với mệnh của gia chủ, phù hợp với thuyết ngũ hành để mang lại những điều tốt cho bản thân và gia đình.

Hiện nay, đa phần các căn bếp với phong cách hiện đại thì thường lựa chọn màu sơn chủ đạo là một trong số các màu: màu xanh, màu cam, màu đỏ sẫm hay màu vàng,…

Riêng khu vực đặt bếp nấu để tránh cảm giác nóng nực, dễ gây bực bội, cáu gắt cho người nấu ăn và cũng để tiện cho việc phát hiện vết bẩn và vệ sinh bếp thì bạn nên chọn tone màu sáng cho sơn tường hoặc gạch ốp tường.

11. Ánh sáng tự nhiên

Nếu có thể thiết kế sao cho phòng bếp nhà bạn có thể đón được ánh sáng tự nhiên thì là một điều vô cùng tuyệt vời. Nắng giúp không khí trong căn bếp được cân bằng độ âm, giúp bếp được khô ráo, hạn chế cảm giác ẩm mốc. Đặc biệt là nắng sớm trước 12 giờ trưa sẽ rất tốt cho toàn bộ không gian căn bếp.

Tuy nhiên, nếu chẳng may căn bếp nhà bạn phải đón ánh nắng sau 12 giờ trưa thì cũng không sao cả. Nhưng bạn phải chú ý cách sắp xếp các thiết bị nhà bếp, những vị trí mà có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thì bạn không nên đặt bếp nấu ở đó. Để hạn chế sức nóng gay gắt của nắng chiều thì bạn có thể sử dụng rèm treo cửa.

Ngoài những nguyên tắc kể trên thì hướng nhìn của bếp, hướng tựa lưng của bếp, hướng cửa bếp đi vào hay vị trí đặt một số đồ đạc, thiết bị khác trong bếp,… cũng là những điều bạn cần được lưu ý khi thiết kế bếp.

VIII. Lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất phòng bếp

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư An Bình City C2A3 115m2 - Anh Tuấn

Việc lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất phòng bếp nghe có vẻ đơn giản và dễ dàng nhưng lại là công việc vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến cả căn bếp nhà bạn. Một đơn vị thiết kế nội thất uy tín, chất lượng, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp gia đình bạn có một căn bếp vừa ưng ý, tiện nghi, có thẩm mỹ mà lại tiết kiệm chi phí.

Ngược lại, nếu không may bạn chọn phải một đơn vị không tốt thì có thể sẽ kéo theo những hệ quả như thiết kế không thật sự ưng ý bạn, công việc bị ngưng trệ do thiết kế không chính xác, tốn kém thời gian và tiền của. Một vài tiêu chí mà bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất phòng bếp:

1. Đơn vị làm việc chuyên nghiệp, khoa học

Để đảm bảo quá trình hoàn thiện phòng bếp của bạn không bị gián đoạn thì bạn cần tìm hiểu quy trình thiết kế của đơn vị. Điều này bạn có thể tham khảo từ những người đã hợp tác với đơn vị hoặc trên chính website của đơn vị đó.

Quy trình thiết kế khoa học, chuyên nghiệp phải được phân chia rõ ràng các bước, thứ tự cũng như tiến độ của các bước, không có sự bỏ bước hay đảo bước. Nếu là đơn vị uy tín thì chắc chắn sẽ đến khảo sát trực tiếp căn bếp nhà bạn rồi mới tiến hành tư vấn. Khâu cực kì quan trọng chính là đo đạc diện tích thực có của không gian bếp nhà bạn.

Nếu bạn đang tìm hiểu một đơn vị mà họ không có khâu khảo sát thực tế trước khi tư vấn hoặc khâu đo đạc diện tích được làm qua loa thì bạn nên bỏ qua đơn vị đó, tìm đơn vị khác. Một quy trình làm việc chuyên nghiệp và khoa học sẽ đảm bảo căn bếp của bạn được hoàn thiện đúng tiến độ, và trong quá trình làm việc cũng sẽ ít gặp trục trặc hơn.

2. Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm

Đội ngũ kiến trúc sư của đơn vị sẽ là những nghệ sĩ chính vẽ lên căn bếp của bạn từ ý tưởng mà bạn mong muốn.

Với kinh nghiệm và tay nghề cao thì khả năng sáng tạo của các kiến trúc sư cũng sẽ rất phong phú, họ có thể tư vấn và sáng tạo cho bạn một không gian căn bếp vừa thoải mái tiện nghi lại mang những dấu ấn riêng của cá nhân bạn và gia đình.

Với những đơn vị có đội ngũ kiến trúc sư có kinh nghiệm và tay nghề thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao căn bếp của gia đình cho họ mà không cần phải lo lắng đến việc bị chậm tiến độ.

3. Có xưởng sản xuất nội thất riêng

Đây là yếu tố mà không phải đơn vị thiết kế chuyên nghiệp nào cũng có khả năng đáp ứng được, vì vậy nếu tìm được một đơn vị thiết kế có vẻ ổn lại có cả xưởng sản xuất đồ nội thất riêng thì bạn nên cân nhắc ưu tiên lựa chọn đơn vị này.

Thông thường sau khi thiết kế thì bạn sẽ cần tìm nhà cung cấp đồ nội thất uy tín để mua các sản phẩm nội thất. Nếu đơn vị thiết kế có xưởng sản xuất nội thất thì điều này sẽ rất thuận tiện cho khách hàng.

Bạn có thể đặt hàng nội thất của đơn vị đó luôn. Vừa không mất thời gian tìm nhà cũng cấp, vừa tiện cho quá trình thi công cũng như dịch vụ bảo hành về sau này. Ngoài ra, vừa thiết kế vừa thi công do cùng một đơn vị thì bạn thường sẽ nhận được thêm nhiều ưu đãi, khuyến mại.

Tuy nhiên, không phải những đơn vị thiết kế không có xưởng sản xuất thì bạn không chọn. Vẫn có những đơn vị chỉ chuyên về mảng thiết kế nội thất có uy tín nên bạn hoàn toàn có thể chọn thiết kế một đơn vị và một đơn vị khác để thi công.

IX. Tổng hợp câu hỏi thường gặp (FAQ)

1. Thiết kế bếp có kèm thiết kế tủ bếp không?

2. Thời gian thiết kế khoảng bao lâu?

3. Tôi muốn thi công riêng tủ bếp có được không?

4. Tủ bếp nên làm gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên?

X. Liên hệ

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Dominer

Trụ sở chính: Số 20/124 Hoàng Ngân, Cầu Giấy, Hà Nội

  • Điện thoại: 0247.308.8893

Xưởng nội thất: Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *