Lô gia là gì, quy định về logia, so sánh sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Nội thất Dominer chia sẻ các bạn bài viết Lô gia là gì, quy định về logia, so sánh sự khác nhau giữa lô gia và ban công. Các bạn tham khảo chi tiết bài viết

Khi xây dựng và thiết kế nội thất thì một trong những yếu tố tạo nên nét đẹp cho ngôi nhà của bạn mà không thể thiếu đó là lô gia. Vậy lô gia là gì, đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các chủ hộ có dự định xây dựng và thiết kế nhà ở.

Ngày nay, thiết kế lô gia trở thành xu hướng trong thiết kế các dự án công trình lớn như nhà ở, chung cư hay đô thị với hình thức sang trọng, mới mẻ, độc đáo. Lô gia có nhiều ưu điểm vượt trội, nó không chỉ đảm bảo về sự an toàn mà còn có tính thẩm mĩ cao.

Nếu như bạn chưa hiểu rõ lô gia là gì thì đừng lo lắng. Bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lô gia để bạn có được quyết định đúng đắn và hợp lý nhất khi thiết kế nội thất nhà ở.

lo gia la gi Nội Thất Dominer

Lô gia là một thuật ngữ cơ bản trong thiết kế kiến trúc dùng để chỉ phần thụt sâu vào bên trong so với bề mặt ngôi nhà. Lô gia còn có tên gọi tiếng anh là logia. Tức là phần âm vào so với tường, có mái tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, được che chắn bởi trần nhà mà không có bất kỳ bộ phận nào nhô ra so với mặt tiền của ngôi nhà.

Nếu như đứng từ trong lo gia nhìn ra ngoài thì ta chỉ nhìn thấy khung cảnh trước mắt còn 2 hướng bên cạnh đều có tường xây che lại, phía trên được che chắn bởi sàn của tầng trên.

Lô gia chung cư

Lô gia ngay bên ngoài phòng ngủ của tại căn hộ chung cư

Trong thiết kế kiến trúc nhà ở hiện nay, các kiến trúc sư, các chuyên gia khuyên nên xây dựng lô gia đặc biệt đối với các công trình cao tầng bởi tính an toàn và thẩm mỹ mà nó mang lại.

Lô gia có 2 loại chính đó là loại dùng để nghỉ ngơi và loại dùng để phục vụ cho nhu cầu giải trí.

– Lô gia dùng để nghỉ ngơi: Cách sắp xếp phòng và nội thất trong phòng sẽ đảm bảo sao cho phù hợp nhất với mục đích nghỉ ngơi. Thông thường, lô gia theo kiểu này thường được thiết kế gắn liền với phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt chung.

lo gia chung cư

– Lô gia phục vụ giải trí: Lô gia nên được gắn liền với nhà bếp hoặc nhà vệ sinh để đảm bảo sự thông thoáng hoặc phơi quần áo. Ngoài ra, lô gia theo kiểu này có thể đặt về hướng có quang cảnh đẹp nhằm giải trí, thư giãn và tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, việc thiết kế nội thất phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo an toàn cho con người. Cụ thể, đối với những công trình cao tầng thì từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công mà chỉ được sử dụng lô gia, đặc biệt lan can của lô gia không được dùng thanh chắn hở phần chân bên dưới và phải có chiều cao tối thiếu từ 1m2 trở lên.

Quy định về lô gia

Lô gia shophouse

Sau khi bạn hiểu logia là gì thì điều tiếp theo bạn nên tìm hiểu đó là các tiêu chuẩn thiết kế logia để đảm bảo sức khỏe, tính mạng các thành viên trong gia đình. Theo tiêu chuẩn quốc gia, yêu cầu về việc thiết kế logia được quy định cụ thể như sau:

– Đối với các căn chung cư, nhà cao tầng từ tầng 3 trở lên thì lan can lô gia phải làm từ các vật liệu không cháy, chống cháy nổ. Hiện nay, đa số vật liệu xây dựng lan can lô gia thường là nhôm, thép không gỉ cao cấp, bê tông cốt thép để đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực, chịu nhiệt bảo vệ an toàn cho con người.

– Cần hạn chế việc sử dụng kính trong thiết kế lô gia với bất kỳ mục đích gì. Mặc dù kính là vật liệu dùng để trang trí hữu ích trong gia đình nhưng nó cũng chất liệu dễ vỡ và có độ bền kém hơn so với các vật liệu khác. Vì vậy, sử dụng kính trong thiết kế lô gia không đảm bảo an toàn và có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nếu xảy ra đổ vỡ.

– Đối với các căn hộ không thiết kế lô gia thì bạn cần thiết kế tối thiếu 1 cửa sổ có kích thước tối thiểu là 600 x 600mm để phục vụ cứu hộ, cứu nạn và đảm bảo độ thông thoáng cho ngôi nhà.

– Theo quy định, các ngôi nhà hay căn chung cư từ tầng 6 trở lên thì tuyệt đối không được xây dựng ban công mà chỉ được thiết kế lô gia. Lan can không được hở chân và bắt buộc chiều cao phải từ 1,2m trở lên.

Ưu nhược điểm của lô gia

Theo nghiên cứu và khảo sát thực tế thì lô gia có những ưu điểm vượt trội hơn so với ban công.

– Đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong gia đình vì chỉ có một hướng nhìn ra ngoài, xung quanh được bao bọc bởi tường nhà..

– Đảm bảo khả năng riêng tư, độc lập, gói gọn, không ảnh hưởng đến công trình kế bên.

– Khả năng chịu lực tốt hơn do thiết kế thụt trong ngôi nhà, kết cấu như một căn phòng nhỏ, sàn của lô gia được thiết kế vững chắc như sàn nhà.

– Tuổi thọ cao hơn do ít ảnh hưởng bởi các nhân tố về thời tiết và môi trường.

– Công dụng đa năng, có thể trở thành không gian xanh trồng các cây cảnh, phơi quần áo hay thậm trí có thể tận dụng làm căn phòng ngủ lý tưởng vào mùa hè oi bức.

Nhược điểm:

– Vì mức độ an toàn cao hơn nên góc nhìn phong cảnh bị hạn chế.

– Nếu xét về diện tích thì xây dựng ban công có lợi hơn vì có khoảng không gian nhô ra bên ngoài, còn lô gia thì nằm khuất trong nhà nên sẽ tốn một phần nhỏ diện tích không gian trong ngôi nhà của bạn.

So sánh logia và ban công

Lô gia nối liền với phòng khách

Trên thực tế, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa logia và ban công bởi nó có những nét tương đồng, tuy nhiên đây là 2 kiểu thiết kế khác nhau.

Trước hết, các bạn cần hiểu ban công là gì?

Khác với lô gia, ban công là phần diện tích được xây vượt ra khỏi mặt bằng của ngôi nhà với kết cấu kiểu console. Ban công thường không có mái che hoặc có thể sử dụng các chất liệu che chắn phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng. Ban công thích hợp với kiểu thiết kế nhà thấp hoặc các căn biệt thự.

1. Điểm giống nhau giữa lô gia và ban công

Chúng đều được ứng dụng trong thiết kế kiến trúc nội thất nhà ở, chung cư,… phục vụ cho nhu cầu, tính thẩm mỹ và sở thích của từng người. Đây là phần không gian giúp cho các thành viên trong gia đình có thể thư giãn, giải trí, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh ngôi nhà, gần gũi với thiên nhiên hơn.

Ngoài ra, lô gia hay ban công có thể trở thành 1 khu vườn nhỏ giúp cho không gian gia đình bạn trở nên thông thoáng, tươi mát, dễ chịu, là một điểm nhấn với bất cứ ai đến thăm ngôi nhà của bạn.

Ban công hay lô gia đều được thiết kế bởi các vật liệu có kết cấu chịu lực, chịu nhiệt của sàn nhà như gỗ, thép hay bê tông. Hiện nay, chất liệu được làm phổ biến đó là làm bằng bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép lại với nhau để đảm bảo sự chắc chắn, an toàn.

Để đạt tiêu chuẩn về khả năng cách nhiệt, chống thấm và khả năng thoát nước tốt nên cấu tạo của mặt sàn hoặc lô gia phải được làm như mái phẳng. Lớp cách nhiệt làm nên chúng phải được trên lớp chịu lực và được làm bằng vật liệu vô cơ rời như xỉ than hay bê tông bọt.

Chiều dày của lớp cách nhiệt cũng phải đạt tiêu chuẩn phụ thuộc vào nhu cầu và tính cách nhiệt của lớp giữ nhiệt. Hệ thống thoát nước được thiết kế hợp lý để tránh nước mưa vào nhà.

Bên cạnh đó, cả lô gia và ban công đều phải thiết kế lan can có chiều cao tiêu chuẩn trong khoảng 1 – 1,4m. Nếu là chung cư hoặc nhà ở có chiều cao trên 9m thì chiều cao lan can phải trên 1,5m.

Hướng ban công hay hướng lô gia hợp với phong thủy đều giống nhau, cần hợp với mệnh của gia chủ và thuận lợi về thời tiết đông ấm, hè mát. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, ban công hay lô gia nên tránh hướng tây và nên làm theo hướng nam, hướng đông.

2. Điểm khác nhau giữa lô gia và ban công

Lô gia không phải là ban công

Kết cấu

– Lô gia là phần thiết kế khoét sâu vào bên trong, không có bộ phận nhô ra khỏi tường nhà. Thiết kế lô gia gói gọn trong ngôi nhà hình thành một khối tạo sự thống nhất cho cả ngôi nhà.

– Ban công là phần thiết kế vượt khỏi, nhô hẳn ra ngoài so với bề mặt ngôi nhà. Đây là thiết kế truyền thống giúp gia chủ có thể ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh, mở rộng diện tích cho căn nhà, nó như một không gian riêng để bạn chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh.

Hướng nhìn

– Do đặc điểm của lô gia là thụt sâu bên trong tường nhà nên từ phía lô gia nhìn ra chỉ thấy một hướng duy nhất đằng trước, hai hướng bên cạnh bị chắn bởi tường. Tuy hạn chế tầm nhìn hơn so với ban công nhưng tính an toàn lại được đảm bảo cao hơn.

– Từ ban công nhìn ra thấy toàn bộ hướng xung quanh bởi ban công nhô ra ngoài, không có sự che chắn bởi tường vây xung quanh.

Tuy nhiên, khi xây dựng ban công bạn cần thiết kế lan can bao quanh đạt tiêu chuẩn để bảo vệ an toàn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Mái che

– Lô gia có mái che chắn cẩn thận bởi trần của tầng trên và tường của nhà nên bạn không cần lo lắng đến thời tiết nắng mưa thất thường làm ảnh hưởng đến cây cối hay quần áo bạn phơi. Do có mái che nên chất lượng của lô gia sẽ tốt hơn, độ bền kéo dài hơn, hạn chế ẩm mốc, nứt vỡ do thời tiết.

– Ban công có thể thiết kế mái che hoặc không bắt buộc, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia chủ. Để có mái che bạn phải bỏ thêm một khoản tiền để thiết kế, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tầm nhìn và có thể vi phạm tiêu chuẩn xây dựng. Vì vậy, ngày nay người ta thường ưu tiên sử dụng lô gia hơn ban công.

Ứng dụng

– Lô gia được ứng dụng phổ biến với nhiều kiểu nhà, chung cư cao thấp khác nhau. Tuy nhiên, nó chiếm không gian trong nhà nên khi sử dụng cho những căn chung cư nhỏ hẹp sẽ gặp ít nhiều hạn chế.

– Ban công được ứng dụng chủ yếu đối với các ngôi nhà thấp, kiểu biệt thự hoặc vùng nông thôn ít đường xá, hệ thống điện lưới thông thoáng.

Kích thước

– Chiều rộng của lô gia có thể từ 2m đến 2,5m có thể coi như một căn phòng nhỏ hẹp hay là một sân phơi.

– Chiều rộng của ban công thường từ 1 đến 1,5m do bị hạn chế bởi không gian bên ngoài.

Kết luận

Bài viết trên đây tập hợp các thông tin cơ bản về lô gia để bạn có thể hiểu được lô gia là gì, phân biệt được lô gia và ban công, các ưu nhược điểm của lô gia và các tiêu chuẩn cần thiết khi thiết kế lô gia.

Lô gia có rất nhiều công dụng, không những là một không gian phục vụ nhu cầu cần thiết mà nó còn là nơi thư giãn tận hưởng cảnh đẹp. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không thiết kế ngay lô gia cho căn nhà của bạn để có một ngôi nhà đẹp, sang trọng, có điểm nhấn.

5/5 - (1 bình chọn)